NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG

Tên chương trình:                    Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

Trình độ đào tạo:                     Cao đẳng

Ngành đào tạo:                         Điện tử - Viễn thông

Mã ngành:                                6510312

Loại hình đào tạo:                    Chính quy

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông đào tạo ra Cử nhân cao đẳng chuyên ngành Điện tử - Viễn thông có khả năng đáp ứng một cách đa dạng hóa các yêu cầu về kiến thức chuyên môn ngành cũng như kiến thức về xã hội; Có phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học; Biết phân tích, tư duy và áp dụng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn của ngành; Biết làm cách nào để khai thác công nghệ hiện tại, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

-          Có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn.

-          Có đủ kiến thức nền tảng về toán và khoa học tự nhiên để có thể vận dụng giải được những bài toán ngành.

-          Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn và giao tiếp thành thạo ngoại ngữ

-          Hiểu biết và vận dụng các kiến thức cơ bản về thiết bị và an toàn lao động trong công nghiệp.

-          Hiểu biết được bản chất và biết cách sử dụng các linh kiện điện tử.

-          Nắm bắt được nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các dụng cụ, máy đo điện-điện tử.

-          Hiểu biết, phân tích và thiết kế được các mạch điện tử cơ bản như: mạch khuếch đại, mạch nguồn, mạch dao động, mạch lọc.

-          Biết sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế mạch điện tử như: Orcad, Altium,..

-          Biết cách tra cứu các thông số (datasheet) của các linh kiện, vi mạch tích hợp.

-          Trình bày được các lý thuyết đại số Boole, thiết kế mạch tổ hợp, mạch đếm.

-          Biết phân tích thiết kế được các mạch số ứng dụng cơ bản.

-          Trình bày được đặc điểm cấu tạo và cách thiết kế các kít vi điều khiển theo ứng dụng.

-          Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động tổng quát của các khối chức năng trong các hệ thống thông tin viễn thông.

-          Biết phân tích thiết kế các mạch điện thoại bàn, amply, mạch thu phát sử dụng các kỹ thuật điều chế tương tự (AM, FM, ..), điều chế số (ASK, PSK, FSK, …).

-          Tóm lược được đặc điểm nguyên lý hoạt động của các kỹ thuật truyền dẫn.

-          Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống thông tin: mạng điện thoại cố định, hệ thống thông tin di động, hệ thống thông tin viba và vệ tinh, hệ thống truyền hình số, hệ thống thông tin quang.

-          Biết thiết kế lắp đặt bảo trì hệ thống tổng đài nội bộ, camera giám sát và mạng cáp viễn thông.

-          Biết phân tích thiết kế qui hoạch mạng điện thoại di động, qui hoạch tuyến truyền dẫn viba –vệ tinh và mạng cáp quang.

-          Phân tích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị đầu cuối viễn thông như: máy điện thoại bàn, máy điện thoại di động, cordless, …

 

1.2.2. Kỹ năng

-          Sử dụng thành thạo các thiết bị theo tiêu chuẩn an toàn điện.

-          Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị điện tử: máy hàn DC, VOM, DOM, Oscilloscope, máy phát sóng, máy phân tích phổ.

-          Sử dụng thành thạo một phần mềm mô phỏng và thiết kế mạch điện tử, như: Orcad hay Altium.

-          Lắp ráp và cân chỉnh được các linh kiện và board mạch điện tử theo tiêu chuẩn công nghiệp.

-          Viết giải thuật, mã code và sửa lỗi chương trình.

-          Giải quyết sự cố hư hỏng cho các thiết bị và hệ thống mạng viễn thông, như tổng đài, máy điện thoại, máy mobile, cordless.

-          Các kỹ năng mềm.

 

1.2.3. Thái độ và hành vi

-          Có đạo đức nghề nghiệp

-          Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp

-          Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp

-          Có trách nhiệm công dân với cộng đồng và xã hội

-          Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp

 

1.2.4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

-          Môi trường làm việc: các công ty, nhà máy sản xuất, lắp ráp và kinh doanh trong lĩnh vực Điện tử-Viễn thông, Đài phát thanh-Truyền hình, các công ty thông tin di động, các công ty điện thoại, các công ty lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử, các công ty cung cấp và bảo trì thiết bị y khoa;

-          Vị trí: Cử nhân cao đẳng Điện tử -Viễn thông;

-          Khả năng đảm trách: quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống Viễn thông.

 

1.2.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

-          Với những kiến thức đã được trang bị, sinh viên có thể học liên thông lên bậc Đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, truyền thông

 

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 2.5 năm

 

3. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

-          Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

-          Xét tuyển: Xét tuyển học bạ năm lớp 12 hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2017 theo tổ hợp môn:

·         AOO ( Toán, Lý, Hóa )

·         AO1 (Toán, Lý, Anh )

·         DO7 ( Toán, Hóa, Anh )

 

1. Tổng quan Chương trình

Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa dành cho các sinh viên có sở thích về điều khiển các đối tượng kỹ thuật, quá trình và công nghệ tự động hóa các quá trình sản xuất. Chương trình bao gồm hai hướng đó là kỹ thuật điều khiển và công nghệ tự động hóa. Các môn học điển hình cho ngành này là: Lý thuyết điều khiển tự động, kỹ thuật Robot, kỹ thuật đo lường trong công nghiệp, kỹ thuật hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển dùng PLC và máy tính, hệ thống SCADA và hệ thống thị giác.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế và xây dựng các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống tự động hóa ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực như: dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối và quản lý năng lượng.

2. Triển vọng nghề nghiệp

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế và xây dựng hệ thống đo lường, điều khiển tự động, giám sát các hệ thống trong dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối và quản lý năng lượng.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: VietSov Petro, PTSC, Petro Vietnam, Schneider Electric, Rockwell Automation, Siemens,…

Tham khảo thêm thông tin, click: Chương trình đào tạo & Chuẩn đầu ra

Điện tử Viễn thông: Học gì và làm gì?

Thứ tư, 16 Tháng 9 2015

Với kỹ năng chuyên môn giỏi, thêm nền tảng ngoại ngữ tốt và kỹ năng mềm phù hợp, Kỹ sư Điện tử - Viễn thông ra trường sẽ làm cho các thiết bị, hệ thống trở nên tiện dụng, giản đơn và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.


Viễn thông (Telecommunications) là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua một khoảng cách đáng kể về địa lý. Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có.

Lĩnh vực Điện tử nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử - “bộ não” điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Còn lĩnh vực Viễn thông nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng viễn thông. Mạng lưới này truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu - cuối.

Ngành Viễn thông không ngừng phát triển, thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển với loại hình đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn. Ngày nay, việc gọi điện thoại, chia sẻ hình ảnh, dữ liệu cấp tốc hay giao dịch mua bán... đều có thể diễn ra thông qua các thiết bị Điện tử Viễn thông như điệnbáo, điện thoại, radio, cáp quang, truyền hình, vệ tinh, internet…

Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, có 41% dân số Việt Nam sử dụng Internet, tỷ lệ phủ sóng di động là 94%, diện tích phát thanh đạt 95%, và diện tích phủ sóng truyền hình đạt trên 98% lãnh thổ. Chỉ riêng lĩnh vực truyền hình, tổng số lao động lên đến 10.685 người và tổng doanh thu đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013.

CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Các Kỹ sư Viễn thông đảm nhiệm công việc thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu và phát triển, mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh... Nhiệm vụ của họ là làm cho các thiết bị, hệ thống trở nên tiện dụng, giản đơn và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.


Bạn có thể trở thành Kỹ sư Vô tuyến nếu có kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng, các mạng di động 2G, 3G... và nắm vững cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của tính năng mạng vô tuyến. Còn người Kỹ sư Truyền dẫn sẽ đảm nhận việc vận hành khai thác mạng truyền dẫn VSAT, Viba, SDH, DWDM và giám sát lắp đặt, tích hợp hệ thống lớp core mạng truyền dẫn... Để cài đặt và tích hợp được Tường lửa (Firewall), Router hay theo dõi, xử lý và tối ưu hóa mạng LAN, MAN, WAN, các công ty sẽ cần đến bàn tay của người Kỹ sư IT chuyên khai thác mạng truyền dẫn IP.

KỸ SƯ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG – TỐ CHẤT CẦN CÓ

Điện tử Viễn thông là một ngành có tốc độ đổi mới rất cao, đòi hòi người học phát triển kỹ năng tư duy của mình, năng động, đam mê tìm tòi và thức thời với các công nghệ mới trên Thế Giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam. Ngành này mang tính phủ sóng diện rộng nên chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại tác rất nhiều, người kỹ sư điện tử - viễn thông cần kiên trì, nhẫn nại và có tinh thần vững vàng để ứng phó trước các sự cố hệ thống. Hơn hết, để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, người học cần có đam mê thật sự, có mục tiêu phấn đấu và sự quyết tâm theo đuổi công việc học tập, nghiên cứu phát triển trong dài hạn.

Bên cạnh đó, để kịp thời cập nhật với những công nghệ mới và tiên tiến nhất đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ đọc viết tốt vì thông tin về chúng đều được viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức... Mang đặc tính khối lượng công việc cao, phức tạp nên ngành Điện tử - Viễn thông vừa phải phát triển khả năng nghiên cứu độc lập, vừa trau dồi kỹ năng làm việc nhóm. Vì thế, việc trải nghiệm trong môi trường tiếng Anh theo chuẩn quốc tế từ khi còn học tập trên ghế nhà trường sẽ tạo nền tảng tốt và điều kiện thuận lợi cho các kỹ sư tương lai thích ứng với yêu cầu công việc.

 

HỌC ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TẠI BÁCH KHOA: CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN & CƠ HỘI DU HỌC

Hiện nay, ở bậc đại học, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đang triển khai chương trình Kỹ sư Điện - Điện tử gồm 3 chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Hệ thống Năng lượng, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.

Chương trình đào tạo theo mô hình Tiên tiến 4+0 (4 năm tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) và Liên kết Quốc tế 2+2 (2 năm đầu tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm cuối tại Trường ĐH Illinois Urbana-ChampaignTrường ĐH CatholicTrường ĐH Rutgers - Mỹ, Trường ĐH Queensland - Úc).

Nội dung giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác Mỹ, Úc, Nhật công nhận chất lượng. Chương trình không chỉ đào tạo về kiến thức chuyên môn kèm thực hành, mà còn tích hợp các lớp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm trong học kì Pre-University.

Đặc biệt, chuyên ngành Điện tử - Viễn thông đã được công nhận qua kiểm định theo chuẩn hệ thống các trường Đại học trong khối Đông Nam Á (ASEAN University Network – AUN).

 

Ngày: April 20, 2017, 3:54 pm - Lượt xem: 1110