CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo sinh viên trở thành những cán bộ kỹ thuật có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có kiến thức lý thuyết đi kèm và năng lực thực hành ở bậc Cao đẳng đáp ứng yêu cầu làm việc trong các lĩnh vực quản lý, vận hành sản xuất, tư vấn trong chuyên ngành hệ thống điện, có khả năng học tập lên trình độ cao hơn, phát triển thích ứng với sự tiến bộ của KHKT và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực ngành điện.
- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản và chuyên sâu của ngành ở bậc Cao đẳng trong lĩnh vực Hệ thống điện, cần thiết cho nghề nghiệp làm việc tại các cơ sở trong lĩnh vực Điện năng, bao gồm: các nhà máy điện và trạm biến áp, các công ty truyền tải, phân phối điện năng, các công ty điện lực, các cơ sở ngành điện và sử dụng điện, trong các lĩnh vực quản lý, vận hành sản xuất, tư vấn hoặc phục vụ cho việc học ở bậc cao hơn. Kiến thức được xây dựng trên các nguyên lý khoa học, lập luận phân tích một cách cơ bản và kích thích khả năng vận dụng thực tế của sinh viên.
- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng rộng, có thể áp dụng vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật điện nói chung, là điều kiện cần thiết đế sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu.
- Phát triển các kỹ năng giúp cho sinh viên có khả năng giao tiếp, tinh thần làm việc tập thể, kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại, phức tạp và học tập suốt đời.
- Rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng về Tiếng Anh, tin học sử dụng trong học tập, nghiên cứu và làm việc.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1 Kiến thức
- Có hiểu biết kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước; biết sống, làm việc và phục vụ xã hội theo đúng pháp luật.
- Có kiến thức cơ bản một cách hệ thống về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, đủ để tiếp thu kiến thức của các môn cơ sở, kỹ thuật chuyên ngành, các môn chuyên môn và năng lực thực hành nghề nghiệp.
- Nắm vững những kiến thức kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành Hệ thống điện ở bậc Cao đẳng:
+ Trình bày được các cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các phần tử cơ bản trong nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện.
+ Mô tả và phân tích các hoạt động cơ bản của các thiết bị chính trong nhà máy trạm biến áp và lưới điện.
+ Tính toán chế độ và lựa chọn các phần tử cơ bản trong lưới điện.
+ Tính toán và phân tích chế độ xác lập và quá độ mạng điện đơn giản.
+ Nắm vững các thông số cơ bản trong bảo vệ bằng rơ le và điều khiển hệ thống điện, phân biệt các chế độ vận hành hệ thống, có kiến thức cơ bản về chế độ tối ưu trong hệ thống điện.
1.2.2 Kỹ năng
- Có năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ kiến thức ở bậc Cao đẳng:
+ Có khả năng thao tác các thiết bị điện dân dụng phổ biến và một số thiết bị điện cơ bản trong lưới điện trung hạ áp.
+ Tổ chức lắp đặt, thay thế, bảo trì, nâng cấp các phần tử cơ bản trên lưới điện trung, hạ áp.
+ Đọc hiểu các chỉ số trong bảng điện điều khiển, phân tích và đưa ra các phán đoán về sự cố và nguyên nhân cơ bản về tình trạng lưới điện trong những trường hợp sự cố và sau sự cố.
+ Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện trung hạ áp theo quy trình và tài liệu hướng dẫn.
+ Có khả năng tham gia tư vấn về việc lựa chọn thiết bị, cải tạo lưới điện.
+ Có kiến thức an toàn và kỹ năng thực hành cơ bản về quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và cung cấp điện trong hệ thống.
+ Có khả năng tự cập nhật các kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu của công việc chuyên môn
- Có trình độ tiếng Anh kỹ thuật phù hợp để tiếp thu, nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực nghề nghiệp.
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để học tập và làm việc trong phạm vi nghề nghiệp.
1.2.3 Thái độ và hành vi
- Trong thời gian khóa học sinh viên phải rèn luyện và đáp ứng các tiêu chí thái độ và hành vi: Thực hiện quyền và nghĩa vụ sinh viên; nghĩa vụ công dân; ý thức cộng đồng. Trung thực; có đạo đức và lối sống lành mạnh.
- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
- Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành công nghệ tự động.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu cập nhật kiến thức, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
- Có tư duy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật của chuyên ngành.
1.2.4 Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp
- Có khả năng làm việc tại các Công ty Điện lực, nhà máy điện, xí nghiệp, nhà máy công nghiệp, vai trò là người vận hành khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điện.
- Có khả năng làm việc tại các sở kinh doanh, cung ứng các vật tư kỹ thuật điện trong lĩnh vực điện năng.
1.2.5 Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, các tiến bộ kỹ thuật điện tự động công nghiệp.
- Có khả năng học liên thông lên bậc học cao hơn.
1. THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Thời gian đào tạo: 2.5 năm.
2. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Đối tượng:
Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.
Sức khoẻ:
Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Độ tuổi:
Từ 18 tuổi trở lên.
Xét tuyển:
Xét tuyển học bạ năm lớp 12 hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2017 theo tổ hợp môn:
· AOO ( Toán, Lý, Hóa )
· AO1 (Toán, Lý, Anh )
· DO7 ( Toán, Hóa, Anh )