NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

 Tên chương trình:        CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Trình độ đào tạo:                     Cao đẳng

Ngành đào tạo:             Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử tự động và truyền thông

Mã ngành:        6510305

Loại hình đào tạo:        Chính quy

 

I.      CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (chuyên ngành điều khiển tự động) có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có trình độ ngoại ngữ và tin học, có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành đáp ứng yêu cầu thực tế nghề nghiệp để có thể làm việc trong các lĩnh vực điện tự động công nghiệp, tự động trong hệ thống điện.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt được các yêu cầu sau:

-          Lắp ráp, lập trình, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và dịch vụ các thiết bị tự động và các hệ thống điều khiển, sản xuất tự động tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ, kinh doanh và đào tạo;

-          Xử lý các sự cố trong các quá trình sản xuất tự động, trong vận hành hệ thống điện;

-          Cải tiến, cập nhật công nghệ tự động, biết tạo ra việc làm cho các cá nhân và tập thể.

-          Có tư duy khoa học và khả năng tự đào tạo;

-          Có kỹ năng tiếp nhận, thực hiện và chuyển giao công nghệ;

-          Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm;

 

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Kiến thức

-          Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

+ Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối

cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu

các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

+ Có trình độ tin học: Tương đương trình độ B.

+ Có trình độ tiếng Anh: Tương đương TOEIC 300.

-          Có kiến thức về kỹ thuật điện, điện tử, điều khiển và tự động hóa

+ Có kiến thức về các thiết bị chấp hành (các loại máy điện, khí cụ điện), thiết bị điều khiển (PLC, Rơle - Công tắc tơ, IC số, Các linh kiện điện tử công suất)

+ Có kiến thức về Kỹ thuật điều khiển tự động, Kỹ thuật lập trình vi xử lý – vi

điều khiển, Điều khiển lập trình (PLC), Tự động hóa quá trình công nghệ và sản xuất, Vận hành và điều khiển hệ thống điện

+ Có khả năng áp dụng những kiến thức kỹ thuật điện, Kỹ thuật điều khiển tự động, Kỹ thuật cảm biến, Kỹ thuật cài đặt thông số, lập trình điều khiển: vi xử lý – Vi xử lý, PLC, Biến tần...các giải pháp cho các máy sản xuất, hệ thống sản xuất tự động hóa, đặc biệt trong các nhà máy điện.

1.2.2 Kỹ năng

-           Sử dụng thành thạo phần mềm tin học chuyên ngành trong công việc học tập, nghiên cứu, ứng dụng trong công việc: Phần mềm lập trình (PLC, Vi xử lý)

-           Có khả năng vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị và hệ thống tự động trong công nghiệp và dân dụng.

-           Có khả năng đọc và phân tích các sơ đồ điều khiển và động lực, tra cứu tài liệu kỹ thuật của các máy sản xuất, hệ thống tự động từ đó tiếp thu công nghệ, khai thác, chẩn đoán hỏng hóc trong quá trình vận hành khai thác sửa chữa, bảo dưỡng.

-           Có khả năng trong việc thao tác kết nối phần cứng và lập trình điều khiển cho các thiết bị khả trình (PLC), vi điều điều khiển, Biến tần...

-           Có khả năng thiết kế, lắp đặt các mạch điện trong công nghiệp và dân dụng.

-           Có khả năng thiết kế mới, cải hoán các hệ thống, thiết bị tự động...

-          Tổ chức, điều hành và quản lý hệ thống sản xuất công nghiệp.

1.2.3 Thái độ và hành vi

-          Trong thời gian khóa học sinh viên phải rèn luyện và đáp ứng các tiêu chí thái độ và hành vi: Thực hiện quyền và nghĩa vụ sinh viên; nghĩa vụ công dân; ý thức cộng đồng. Trung thực; có đạo đức và lối sống lành mạnh.

-          Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.

-          Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

-          Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành công nghệ tự động.

-          Có khả năng tự học, tự nghiên cứu cập nhật kiến thức, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

-          Có tư duy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật của chuyên ngành.

1.2.4 Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

-          Có khả năng làm việc tại các nhà máy điện, xí nghiệp, nhà máy công nghiệp, các dây chuyền sản xuất tự động hoá với vai trò là người vận hành khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật, thiết kế mới, nâng cấp cải hoán hệ thống điện động lực và điều khiển máy sản xuất.

-          Có khả năng làm việc tại các sở kinh doanh, cung ứng các vật tư kỹ thuật điện tự động công nghiệp.

-          Có khả năng chủ động tạo ra việc làm cho bản thân và cộng đồng.

1.2.5 Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

-          Có khả năng tự học nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, các tiến bộ kỹ thuật điện tự động công nghiệp.

-          Có khả năng học liên thông lên bậc học cao hơn.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO 

-          Thời gian đào tạo: 2.5 năm.


 

3. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Đối tượng:

-          Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc văn hóa hoặc tương đương, trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh hàng năm của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Sức khoẻ:

-        Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Độ tuổi:  

-        Từ 18 tuổi trở lên.

Xét tuyển: Xét tuyển học bạ năm lớp 12 hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2017 theo tổ hợp môn:

·         AOO ( Toán, Lý, Hóa )

·         AO1 (Toán, Lý, Anh )

·         DO7 ( Toán, Hóa, Anh )